Green Fee Là Gì? Phí Green Fee Ở Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất

Green fee là gì? ĐHiểu đơn giản, green fee chính là chi phí mà người chơi phải trả để sử dụng sân golf chưa bao gồm các dịch vụ đi kèm. Vậy mức green fee tại Việt Nam hiện nay như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí này? Cùng Thế Giới Gậy Cũ tìm hiểu chi tiết về mức phí này qua bài viết dưới đây.

Green fee là gì? 

Green fee là khoản phí mà golfer phải trả để có quyền sử dụng sân golf trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chi phí cơ bản và phổ biến nhất khi chơi golf, áp dụng cho việc sử dụng mặt sân chính (green) và thường không bao gồm các dịch vụ bổ sung như thuê xe golf, caddie (người hỗ trợ đánh golf), hay dụng cụ golf. Mức green fee có thể khác nhau tùy thuộc vào sân golf, thời gian chơi (ngày thường hoặc cuối tuần), và thời điểm trong ngày (sáng sớm hoặc chiều muộn).

Green fee là khoản phí mà golfer phài trả để thuê sân golf
Green fee là khoản phí mà golfer phài trả để thuê sân golf

Phí green fee của sân golf Việt Nam hiện nay

Bên cạnh câu hỏi green fee trong golf là gì, nhiều golfer Việt những thắc mắc giá green fee của các sân golf Việt Nam hiện nay là bao nhiêu. Theo đó, phí green fee ở Việt Nam hiện nay có mức dao động khá lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kể trên.

Thông thường, mức phí green fee cho một vòng 18 lỗ ở Việt Nam dao động từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, có những sân golf cao cấp hoặc chơi vào ngày lễ thì phí green fee có thể nhỉnh lên đến vài triệu đồng hoặc hơn.

Green fee của sân golf Việt Nam khoảng từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ
Green fee của sân golf Việt Nam khoảng từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức green fee trong golf

Mức green fee trong golf có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá green fee tại các sân golf:

Chất lượng sân golf

Sân golf cao cấp hoặc có tiếng tăm thường có mức green fee cao hơn do chất lượng cơ sở vật chất, thiết kế đẹp mắt, cảnh quan độc đáo, và dịch vụ chuyên nghiệp. Các sân golf nổi tiếng trên thế giới thuộc hệ thống PGA có thể có mức phí cao ngất ngưởng. Ngược lại, các sân golf hạng trung hoặc sân địa phương thường có green fee thấp hơn, phù hợp cho những golfer giải trí hoặc người mới bắt đầu.

Chất lượng sân golf càng cao thì giá green fee càng đắt
Chất lượng sân golf càng cao thì giá green fee càng đắt

Thời gian chơi (Tee time)

Vào các ngày thường, mức green fee sẽ thấp hơn so với cuối tuần và ngày lễ vì nhu cầu chơi golf ít hơn. Bên cạnh đó, nếu golfer chơi vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn thì mức phí green fee có thể rẻ hơn do điều kiện thời tiết hoặc ánh sáng không lý tưởng.

Số hố của sân golf

Ngoài ra, golfer cũng nên lưu ý, sân golf 18 hố tiêu chuẩn sẽ có chi phí thuê sân cao hơn so với các sân 9 hố. Nhiều sân golf còn giảm giá green fee nếu golfer chơi thêm vòng thứ hai trong cùng một ngày.

Mùa cao điểm (Peak season)

Tùy thuộc vào khí hậu, mỗi sân golf có thời gian cao điểm riêng. Khi điều kiện chơi golf lý tưởng, mức green fee vào mùa này thường cao hơn. Ở Việt Nam, mùa cao điểm chơi golf thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Bởi đây là thời gian có thời tiết mát mẻ, dễ chịu và ít mưa. Tương tự, vào thời gian ngoài mùa (off-season) thì green fee thường giảm để thu hút người chơi.

Dịch vụ đi kèm

Các sân golf sẽ cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm như thuê xe điện, caddie, sân tập, hồ bơi, spa, nhà hàng, bar,… Nếu golfer sử dụng những tiện ích này, tổng chi phí thuê sân cũng tăng lên.

Nếu golfer sử dụng thêm các dịch vụ sân golf khác thì mức green fee cũng tăng lên
Nếu golfer sử dụng thêm các dịch vụ sân golf khác thì mức green fee cũng tăng lên

Đối tượng khách hàng

Các thanh viên của câu lạc bộ golf thường được hưởng mức giá ưu đãi, thậm chí là không phải trả green fee. Trong khi đó, các golfer chơi tự do thường phải trả mức green fee cao hơn. Ngoài ra, sân golf ở Việt Nam thường có giảm giá cho các golfer nhí và một số nhóm người chơi khác.

Các thuật ngữ, phí khác liên quan đến green fee

Bên cảnh hiểu rõ green fee là gì, các golfer cũng nên tìm hiểu về các khái niệm, thuật ngữ liên quan để hiểu rõ hơn về việc chơi golf và các chi phí liên quan đến môn thể thao xanh. Cụ thể:

Các thuật ngữ liên quan đến green fee trong golf

Một số thuật ngữ liên quan đến green fee golfer cần biết:

  • Vùng green: Đây là thuật ngữ chỉ vùng cỏ ngắn bao quanh hố golf. Khu vực này được chăm sóc rất kỹ lưỡng để đảm bảo mặt cỏ luôn phẳng mịn, giúp bóng lăn trơn tru và dễ dàng đưa vào lỗ. Thông thường, green là vùng đồi cao hơn so với khu vực xung quanh để tránh bị úng nước, đồng thời tạo ra độ dốc nhất định cho green.
  • Tốc độ green: Khái niệm này chỉ độ dài đường đi của bóng tính từ lúc chạm cỏ vùng green cho tới khi dừng hẳn. Hiểu đơn giản, tốc độ green ảnh hưởng đến tốc độ bóng lăn, một green nhanh sẽ khiến bóng lăn nhanh và xa hơn so với green chậm.
  • Tee Time: Là giờ bắt đầu chơi mà golfer đã đặt trước. Tee time thường đi kèm với green fee và golfer cần có tee time cụ thể để được phép ra sân.
Golfer cũng cần nắm rõ các thuật ngữ như vùng green, fairway, tee-time,...
Golfer cũng cần nắm rõ các thuật ngữ như vùng green, fairway, tee-time,…
  • Tee-off: Là cú đánh đầu tiên của mỗi hố golf. Thông thường, golfer sẽ đứng trên một bệ nhỏ gọi là tee để thực hiện cú đánh này.
  • Fairway: Đây là khu vực cỏ giữa tee-off và green. Tùy thiết kế của từng hố golf, trên fairway có thể được bố trí thêm các khu vực hazard (chướng ngại vật như bẫy cát, cây cối, bẫy nước,…) để tăng tính thử thách.
  • Blind hole: Có nghĩa là hố mù, chỉ một dạng hố golf đặc biệt khi đứng trên tee hoặc fairway, golfer không thể nhìn thấy cờ cắm trên green.
  • Ball mark: Đây là dấu lõm trên green do bóng golf tạo ra khi tiếp đất. Golfer có nghĩa vụ phải sửa lại ball mark được tạo ra sau cú đánh và các ball mark khác trên green theo luật ứng xử golf.
  • Fringe: Chỉ khu vực cỏ cắt ngắn xung quanh green, thường dài hơn cỏ trên green nhưng ngắn hơn cỏ fairway. Vùng cỏ này là giúp chuyển tiếp giữa green và fairway, đồng thời cũng là nơi bóng thường dừng lại khi cú putt không đủ lực.
  • Collar: Là khu vực cỏ cắt ngắn xung quanh green, nằm giữa fringe và fairway. Vùng cỏ collar có vai trò tương tự như fringe, giúp chuyển tiếp giữa green và fairway. Tuy nhiên, cỏ ở vùng này thường cắt ngắn hơn và mặt cỏ cứng hơn so với fringe.
 

Các loại phí liên quan đến green fee

Khi chơi golf trên sân thực tế, ngoài green fee, golfer cũng cần lưu ý một số loại phí sau:

  • Cart Fee: Phí thuê xe điện (golf cart) để di chuyển trên sân. Green fee thường chỉ bao gồm phí sử dụng sân, còn phí thuê xe thường được tính riêng.
  • Caddie Fee: Phí trả cho caddie – người hỗ trợ golfer trong việc mang gậy, tư vấn chiến thuật và các công việc khác trên sân. Caddie fee cũng là khoản riêng biệt với green fee.
Một số sân golf sẽ tính riêng các phí về caddie, xe điện,...
Một số sân golf sẽ tính riêng các phí về caddie, xe điện,…
  • Range Fee: Là phí sử dụng khu vực tập luyện (driving range) trước khi vào sân chính. 
  • Locker Fee: Một số sân golf tính thêm phí sử dụng tủ khóa cá nhân (locker) để bảo quản đồ dùng trong quá trình chơi golf.
  • Replay Rate: Là green fee được giảm giá khi golfer muốn chơi thêm một vòng nữa trong cùng một ngày tại cùng sân golf.

Có thể thấy, green fee là một khoản phí không thể thiếu khi chơi golf. Mức phí này phản ánh chất lượng dịch vụ cũng như đặc điểm của từng sân, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để có trải nghiệm chơi golf chuyên nghiệp và trọn vẹn, golfer nên tìm hiểu kỹ về phí green fee trước khi đặt sân.

Showroom 0867.993.386
Ngày đăng 02:09 - 26/09/2024 - Cập nhật lúc: 10:09 - 30/09/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *