Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Thiết Kế Sân Golf Chuyên Nghiệp
Có thể thấy, golf đang ngày càng phát triển và hướng đến nhiều đối tượng hơn. Các sân golf cũng được xây dựng hiện đại, nhằm đáp ứng thị hiếu của những người đam mê. Vậy, để thiết kế sân golf chuyên nghiệp thì cần những tiêu chuẩn và quy trình như thế nào? Hãy cùng Thế Giới Gậy Cũ tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau.
Tiêu chuẩn để thiết kế sân golf chất lượng
Một sân golf đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về mặt thẩm mỹ và kỹ thuật. Thông thường, một sân golf chuẩn quốc tế sẽ được chia thành 18 lỗ. Trên sân sẽ có các phần cụ thể như sau:
- Đường đánh (Đây là phần đất nằm giữa khu phát bóng teeing ground và lỗ golf putting green) hay còn gọi là fairway.
- Phần khu cỏ cao rough.
- Phần hố cát bunkers.
- Hồ nước.
- Chướng ngại vật được thiết kế bởi kiến trúc sư.
- Tee-box là nơi người chơi thực hiện cú đánh đầu tiên, để đưa bóng tới càng gần với vùng green càng tốt hay ít nhất là bóng nằm trên vùng fairway.
- Green là nơi có cột cờ và lỗ golf.
Theo đó, một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế cần phải được thiết kế đủ ba khu vực gồm: Tee box, Fairway và Green. Đồng thời, trên sân sẽ cần phải có ba loại hố cơ bản nhất là par 3, par 4 và par 5. Dưới đây là tiêu chuẩn sân golf theo từng phân loại mà golfer không nên bỏ qua.
Tiêu chuẩn thiết kế 3 khu vực của sân golf
Cấu trúc sân golf 18 hố phải bao gồm 3 khu vực tee box, fairway và green. Mỗi khu vực được thiết kế khác nhau, cụ thể:
- Khu vực Tee box
Khu vực này là một bề mặt phẳng có hình vuông, dùng làm điểm phát bóng cho người chơi, hay còn được gọi với cái tên là teeing, tee shot, driver. Từ vị trí này, các golfer đặt bóng tại điểm chốt tee và có thể sử dụng bất cứ loại gậy nào để đánh bóng ra đường, đưa đến vùng green.
- Khu vực Fairway
Đây là vùng lý tưởng để bóng lăn từ khu vực tee đến green trong golf hay còn gọi là đường bóng. Khu vực này được thiết kế theo quy chuẩn sao cho golfer phát bóng càng đi đúng quỹ đạo của fairway thì càng tránh được các chướng ngại vật. Từ đó, bóng có dễ dàng đi đúng hố hơn.
- Khu vực green
Đây là vùng đồi cỏ bao quanh các hố golf. Green được thiết kế bởi gam màu xanh lá – Màu của cỏ nhân tạo mịn hoặc tự nhiên. Cấu trúc lớp cỏ trên các khu vực green có sự khác nhau về cả hình dạng và kích thước bề mặt. Thông thường, các nhà thiết kế sẽ tạo vùng green hình thuôn hoặc hình bầu dục. Theo đó, độ cao của green có thể ngang với đường fairway hoặc hơi dốc hơn một chút.
Ngoài ra, ở một số sân golf khác, kiến trúc sư còn thiết kế theo dạng “Double green”. Tức là tại khu vực green không chỉ bao quanh 1 hố golf mà có thể là chứa 2 hố. Loại green này được dùng cho hai nhóm golfer khác nhau cùng đánh golf tại một thời điểm. Cụ thể, mỗi người sẽ đánh ở 1 hố và 1 cờ. Mặt khác, còn có kiểu Alternate Greens- gree – Loại green xen kẽ giữa hai khu vực.
Tiêu chuẩn thiết kế số lỗ par
Trong tiêu chuẩn thiết kế sân golf 18 hố, có đến 3 loại hố tiêu chuẩn là par 3, par 4 và par 5. Đây là con số ước tính trọng lượng cú đánh mà mỗi golfer chuyên nghiệp cần sử dụng đến khi thực hiện tại hố golf đó. Cụ thể:
- Lỗ chuẩn par 3
Đây là hố ngắn nhất trên sân golf với chiều dài là 229m. Người chơi có thể hoàn thành mục tiêu trong 3 cú đánh. Thông thường, các golfer chuyên nghiệp sẽ đánh bóng vào khu vực green trong lần đầu tiên. Sau đó sẽ sử dụng tiếp 2 gậy tiêu chuẩn còn lại để đưa bóng vào hố golf.
- Lỗ chuẩn par 4
Hố này được thiết kế theo tiêu chuẩn có độ dài từ 230 đến 430m. Theo đó, các golfer chuyên nghiệp thường cần đến 4 cú đánh để có thể hoàn thành lỗ này. Trên fairway còn có nhiều chướng ngại vật như hố cát, hồ nước, độ dốc hoặc là gió. Đây gọi là “cạm bẫy” cản lại những cú đánh bóng, khiến người chơi gặp khó khăn trong việc đưa bóng và hố.
- Lỗ chuẩn par 5
Hố này thường được thiết kế ở độ dài 431m trở lên. Độ dài của hố được quy chuẩn theo khả năng hoàn thành của những người chơi golf chuyên nghiệp. Thông thường, cú đánh đầu tiên là cú phát bóng vào khu vực fairway. Gậy thứ hai golfer dùng để đưa bóng đi xa hơn. Đến gậy thứ ba, golfer mới có thể đẩy bóng lên green. Còn hai gậy cuối cùng được dùng để đưa bóng vào lỗ golf. Đặc biệt, với những golfer có điểm HDC hạng xuất sắc có thể vượt qua hố par 5 mà không cần sử dụng đến gậy thứ 3.
Trên mỗi sân golf 18 hố thường sẽ có từ 2 đến 6 lỗ par 5. Các lỗ golf này được chia đều ở 9 hố đầu và 9 hố sau. Tuy nhiên, chiều dài của hố golf trên thực tế không có quy chuẩn tuyệt đối nào mà được ước ngầm theo khả năng của các golfer chuyên nghiệp.
Quy trình thiết kế sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế
Quy trình thiết kế sân golf chuẩn quốc tế cần phải đảm bảo tuần tự, bài bản. Bởi như vậy, sân golf mới có thể đảm bảo được công năng, độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao. Cụ thể, quy trình thiết kế sân golf được chia thành các bước sau:
Đơn vị thi công khảo sát mặt bằng và xây dựng bản vẽ tổng thể sân golf
Đây là giai đoạn liên quan trực tiếp đến việc khảo sát mặt bằng, gặp gỡ khách hàng và kiểm tra kỹ về địa hình. Sau đó, đơn vị thi công khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng. Đồng thời, đơn vị thực hiện cũng sẽ lên bản vẽ tổng thể cho toàn bộ sân golf dự kiến được xây dựng.
Tất cả các dữ liệu thu về đều phải căn cứ vào tình hình thực tế. Cụ thể, nếu có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng sân golf thì đơn vị mới thực hiện bản vẽ thiết kế xây dựng. Ngược lại, nếu khu vực đó không thích hợp để làm sân golf thì bên thiết kế sẽ phải bàn bạc lại với nhà đầu tư để đưa ra phương hướng giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Đơn vị lên bản vẽ thiết kế sân golf chi tiết
Để thiết kế bản vẽ xây dựng chi tiết nhất, kiến trúc sư cần phải rà soát lại những vấn đề cần lưu ý trên bản vẽ tổng thể. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần thu thập thêm thông tin của dự án để chuẩn bị cho giai đoạn hoạch định chi tiết. Đồng thời, xây dựng các yếu tố kỹ thuật của một sân golf chuẩn quốc tế.
Trong giai đoạn này, đơn vị thực hiện cần phải báo cáo chi tiết về dự án sân golf cho đối tác, khách hàng. Cụ thể, một bản vẽ thiết kế xây dựng sân golf sẽ bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể của dự án sân golf.
- Bản vẽ mặt bằng sử dụng đất cho các hạng mục liên quan khác.
- Bản vẽ thiết kế sân golf các khu thương mại.
- Bản vẽ hệ thống đường giao thông nội bộ tại khu vực thực hiện xây dựng sân golf.
- Bản vẽ hệ thống kênh rạch, ao hồ, nhánh sông và vùng ẩm thấp xung quanh và trên sân golf.
- Đơn vị thực hiện phải có báo cáo chi tiết về bản vẽ tổng thể cùng những ý kiến, đề xuất và cái nhìn tổng quan về sân golf trước khi tiến hành xây dựng.
Đơn vị cung cấp bảng chi phí thi công sân golf cho khách hàng
Đơn vị thiết kế thi công sân golf sẽ cung cấp đầy đủ cho khách hàng về chi phí thi công của từng khu vực. Việc này sẽ giúp khách hàng nắm được chi phí tạo nên sân golf một cách cụ thể nhất. Thông thường, chi phí thiết kế sân golf sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính chất khác nhau. Cụ thể:
Thường thì có lệ phí như:
- Tuỳ theo tỷ lệ phần trăm của chi phí xây dựng sân golf.
- Mức giá cố định của đơn vị thi công.
- Phụ thuộc vào quy mô dự án.
- Độ phức tạp kỹ thuật thiết kế sân golf.
- Dựa vào thời gian hoàn thành, bao gồm đầy đủ các bước.
Đơn vị giám sát quá trình thi công xây dựng sân golf
Ở giai đoạn này, bên đơn vị thi công phải có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp đồng hành, giám sát. Từ đó mới có thể xử lý được những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng sân golf.
Công việc của đơn vị giám sát bao gồm:
- Kiểm tra và giám sát quá trình xây dựng của sân golf, đảm bảo các công việc được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và môi trường.
- Lập kế hoạch và phân bổ các tài nguyên như nhân lực, vật liệu, thiết bị để đảm bảo việc giám sát được thực hiện hiệu quả.
- Đưa ra các giải pháp và đề xuất cải tiến trong quá trình xây dựng để đảm bảo tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
- Đưa ra các báo cáo tiến độ, chất lượng và chi phí cho các bên liên quan, nhằm đảm bảo các hoạt động xây dựng.
- Thực hiện các công tác kiểm tra, đánh giá và giám sát việc vận hành và bảo trì của sân golf sau khi hoàn thành để đảm bảo hoạt động bền vững và an toàn.
Trên đây là tất cả quy trình thiết kế sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho những người quan tâm, yêu thích bộ môn thể thao quý tộc này. Bên cạnh đó, golfer cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Thế Giới Gậy Cũ để cập nhật những kiến thức khác liên quan đến golf.
- Thu cũ đổi mới - nâng đời gậy golf
- Bảo hành chính hãng từ 1-5 năm
- Bảo dưỡng định kỳ vệ sinh miễn phí
- Fitting & Thử gậy theo yêu cầu
- Chỉnh swing và tư vấn bởi đội ngũ HLV cố vấn chuyên gia đầu ngành từ GGA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!